Đúp liu Xi
- Home
- Đúp liu Xi
WiLliaM chaN and more - space of my own
Track of me of a moment in Earth Life
01/04/2022
For all those times you stood by me
For all the truth that you made me see
For all the joy you brought to my life
For all the wrong that you made right
For every dream you made come true
For all the love I found in you
I'll be forever thankful baby
You're the one who help me up, never let me fall
You're the one who saw me through through it all.
You were my strength when I was weak
You were my voice when I couldn't speak
You were my eyes when I couldn't see
You saw the best there was in me
Lifted me up when I couldn't reach
You gave me faith 'cause you believe
I'm everything I am
Because you loved me.
You gave me wings and made me fly
You touch my hand I could touch the sky
I lost my faith you gave it back to me
You said no star no out of reach
You stood by me and I stood fall
I had your love I had it all
I'm grateful for each day you gave me
May be I don't know that much
But know this much is true
I was blessed because I was loved by you.
You were always there for me
The tender wind that carried me
A light in the dark shining your love into my life
You've been my inspiration
Through the lies you were the truth
My world is a better place because of you
------------
try with pts
but too lag 😅
04/03/2022
Bạn có biết: Trần Vỹ Đình năm 2014 từ HK bay sang nội địa, bị fan vây đón quá nhiệt tình ở sân bay, sợ quá phải chạy vào WC để trốn. 😂
————
Một bạn share lại trang báo của Ca Đàn Đương Đại 3.2015. Trong số báo này có bức thư giai gửi đến các nữ hoàng, thư có đoạn:
“Hơn nửa năm qua, công việc và cuộc sống của anh có nhiều biến đổi rất lớn. Nhớ nửa năm trước ở sân bay Thượng Hải, lúc ấy anh còn chưa có trợ lý, lần đầu tiên nhìn thấy có nhiều fan ở cửa sân bay gọi tên mình như vậy, anh đã cực kì sợ hãi... không biết phải làm như thế nào?
Sự nhiệt tình của các em đã "doạ" anh rồi... Anh chỉ còn cách len lén chạy vào WC sân bay đợi nhân viên đến đón...
Hơn nửa năm trôi qua, từ những sợ hãi ban đầu, anh đã dần dần quen với sự nhiệt tình của các em, quen với việc các em gào thét tên anh. Mỗi lần nghe thấy các em kêu to: "Trần Vỹ Đình! Trần Vỹ Đình!" Anh thực sự mong nó đừng dừng lại! Anh rất thích nghe các em gào thét tên anh, không phải vì phô trương thanh thế, mà vì các em tiếp cho anh thêm rất nhiều sức mạnh.”
————
Ảnh cut từ trang trong của báo.
21/02/2022
lươn lẹo từ trong phim ra tới ngoài 🤧
[Mềnh là mềnh thích ngược sương sương hoi à 😤]
..
Bộ phim "Hộc Châu Phu Nhân" được phát sóng năm ngoái có lượng người xem rất khá. Cho đến nay thì có thể khán giả đã quên phần nào nhân vật. Vậy thì Trần Vỹ Đình làm cách nào để tạo điểm nhấn cho nhân vật. Lúc quay tập cuối, cậu ấy muốn kết cục "khum còn ai sống sót". Cậu ấy cho rằng sự đau khổ và gánh vác của các nhân vật trong câu chuyện đã đạt đến giới hạn. Đoàn phim phản đối. Loại tình tiết "lãnh cơm hộp toàn tập" này sẽ làm cho người xem tan nát con tim. Sau đó đội chế tác chọn phương án cân bằng hơn.
Trần Vỹ Đình để cho đạo diễn quay chi tiết cánh tay của Phương Chư hết lực, rũ xuống đất. “Tôi còn nghĩ, như vậy người xem sẽ cảm giác nhân vật của tôi ngủm rồi.”
Đương nhiên, đến lúc chiếu biên tập đã thêm một đoạn easter egg cuối phim để phim có kết thúc mở. Coi như là lưỡng toàn kỳ mỹ.
(Trích bài viết trên tạp chí GQ China tháng 2.2022.)
21/02/2022
...
Hiện tại cậu ấy sống ở Bắc Kinh, và thỉnh thoảng rủ anh bạn Dash chuyển tới đây. Mặc dù thích nghi với cuộc sống mới, đôi lúc cậu ấy vẫn không tự chủ tìm lại những chương trình truyền hình đã từng xem khi còn nhỏ, chẳng hạn như "Undefended Tonight" của Châu Nhuận Phát và Trương Quốc Vinh, xem bọn họ talkshow trong tiết mục một cách thoải mái. Có đôi lúc cậu ấy sẽ cảm thán, rồi tưởng tượng nếu như mình có thể trở lại những năm đó, có thể tham gia vào những bộ điện ảnh kia, mình sẽ trở nên như nào.
Thời đại đó đã qua đi và sẽ không quay trở lại.
Gần đây, thông qua việc phát hành một ca khúc mới bằng tiếng Quảng Đông, cậu ấy cũng coi như đã hoàn thành điều ước nhỏ nhoi của mình. Trong MV, cậu ấy đưa mình trở về một Hong Kong xưa cũ của những năm 1980 - trong khu nhà chật chội, đường phố hẹp, đầy vũng nước mưa. Trần Vỹ Đình rất thích khung cảnh và đạo cụ trong trường quay, “Tôi đúng là sinh ra ở thời đại đó, nhưng chưa bao giờ có thể chạm vào nó."
Quan trọng hơn là, mặc dù đã có nhà ở Bắc Kinh, nhưng hầu hết thời gian, cậu ấy cảm giác như trước, cuộc sống diễn ra ngay trên xe ô tô vì công việc. Năm ngoái, cậu ấy đột nhiên thấy dường như mình chưa thực sự quen thuộc với thành phố Bắc Kinh này.
Vì thế, cậu ấy đã mua một chiếc xe đạp, trong vài tháng dành ra hai tiếng đồng hồ đạp dạo lòng vòng. Có lúc, cậu ấy ngẫu nhiên rẽ vào một con hẻm nhỏ, ăn một tô mì ở một quán ven đường và trò chuyện với một ông chú, "Bọn họ nói chuyện đặc biệt lớn tiếng, âm lưỡi rất nặng. Tôi nghĩ bây giờ tôi có thể hiểu được tiếng Phổ thông, nhưng khi tôi cùng họ tán dóc, tôi vẫn không hiểu họ đang nói gì." Cậu ta cười rộ.
Cậu ấy rất thích đạp đến đường Trường An, ngang qua Quảng trường Thiên An Môn. Trước đây, cậu luôn ngồi xe lướt qua con phố đó. Cậu ấy cảm thấy nó cách mình rất xa, có lúc lại rất gần.
"Nhưng tại sao cậu lại nghĩ đây là nhà của cậu chứ?"
Ban ngày đường phố đông đúc, nhưng sau 12h đêm thì đến đây mới tốt nhất. “Anh có thể cảm thấy nó hết sức thân thiết.” Cậu ta đạp xe qua Thiên An Môn hết lần này đến lần khác, để lại một đống ảnh trên điện thoại. Cậu ấy cảm thấy được lòng mình chùng xuống, "Tôi muốn ở nơi này, yêu lấy nơi này."
Một buổi sáng sớm, cậu ấy ở trên đường Trường An chờ đèn xanh đèn đỏ, một ông chú đến bắt chuyện.
“Cậu là Trần Vỹ Đình à?”
Cậu ấy gật đầu.
“Cậu nổi lắm nhá.” Ông chú nói và sau đó chỉ vào cái xe hỏi: "Xe đạp của cậu bao nhiêu thế?"
Trần Vỹ Đình trả lời: "7.000" ("Thực ra là 8.000 đồng, tôi cố tình nói ít hơn.")
Ông chú vỗ vào xe mình tự hào nói: “Cái xe này của chú có vài trăm thôi, chạy mấy chục năm rồi đấy."
Trần Vỹ Đình đột nhiên cảm giác như "bị đánh một cái", rất hưng phấn.
"Dĩ nhiên là tôi thích chiếc xe của tôi. Nhưng khi tôi nhìn ông ấy, nghe câu chuyện của ông ấy, tôi nghĩ, đó có thể là tôi trong vài chục năm nữa. Có lẽ tôi cũng sẽ giống như ông ấy, gặp một cậu thanh niên bên đường và kể câu chuyện của mình."
(Trích bài viết trên tạp chí GQ China tháng 2.2022.)
21/02/2022
...
"Nói thật, tôi không phải là ca sĩ phái thực lực. Lượng phát hành đĩa đơn cũng không cao. Có thể fan thích tôi qua những bộ phim rồi mới đến ủng hộ concert của tôi. Bạn hiểu ý tôi không?" Cậu ấy hỏi tôi.
Về mặt ca hát và vũ đạo, cậu ấy chưa bao giờ thôi nỗ lực và dần dần cảm nhận được những hạn chế của bản thân. "Tôi luôn suy nghĩ, làm sao mình có thể tiến bộ?"
Trước concert lần thứ hai, cậu ấy đã lên ý tưởng biểu diễn, và nghĩ đến việc chơi trống. Sau đó, cậu ấy đến gặp Tom, một người bạn chơi trống trong ban nhạc, lập kế hoạch rèn luyện trong một năm, rồi sẽ biểu diễn trong concert.
Trần Vỹ Đình đã phải mất thời gian để thuyết phục bạn mình rằng mình không nói đùa. Cậu ấy không muốn chơi trống để chứng tỏ mình cool, mà chứng minh cho fan của mình thấy một người không có nền tảng có thể vượt qua giới hạn bằng sự chăm chỉ như thế nào. Muốn học đánh trống chuyên nghiệp, trước tiên bạn phải hiểu cấu trúc nhịp, học nhạc lý, cảm được âm, tay chân nhịp nhàng, thả lỏng các cơ và sử dụng các kỹ năng cân bằng phù hợp để đánh nhịp. Trong giai đoạn này, để cho các động tác phản xạ tự nhiên thành ghi nhớ trong đầu.
Liên tục trong 3 tháng, Trần Vỹ Đình luyện tập mỗi ngày 12 tiếng, thời gian cách ly do dịch bệnh ở nhà đã cho cậu ấy thời gian. Sau 3 tháng, Tom đã vô cùng sửng sốt. "Anh ấy nói cậu điên rồi, dự kiến tôi phải luyện tập một năm, nhưng 3 tháng tôi đã hoàn thành." Vỹ Đình tự hào nói. Vì vậy, cậu ấy lại tiếp tục luyện tập, cuối cùng thời gian chơi solo đã có thể kéo dài đến 7~8 phút, "Tôi lúc này mới cảm thấy, có thể biểu diễn tại concert được rồi."
Cậu ấy đã gửi video chơi trống cho gia đình và hai đứa cháu trai xem, ngay lập tức hai cậu nhóc trở thành fan cứng, cậu ấy rất tự hào. "Tôi học kịch bản của mình cũng rất nhanh. Có lần tôi ghi nhớ toàn bộ hai trang lời thoại trong vài phút." Xem ra theo cậu ấy đây không phải là năng khiếu, mà là bí quyết mà cậu ấy đã học được trong nhiều năm - phải chuyên tâm.
"Khi tôi tập luyện, tôi tập trung 100% vào đó. Ví dụ như mỗi khi đi tập thể hình, tôi đặt thời gian trong 40 phút. Trong 40 phút này, tôi để điện thoại ở chế độ im lặng và tôi sẽ không nghe bất kỳ cuộc gọi nào."
Sự tập trung này cũng được cậu ấy thể hiện trong vai diễn. Trong bộ phim truyền hình về phòng cháy chữa cháy gần đây, cậu vào vai đội trưởng cứu hỏa. Nhân vật này thắt lưng có rất nhiều công cụ, như búa đầu nhỏ và bình khí, những công cụ này rất nặng. Lúc đầu, tổ đạo cụ đã chuẩn bị đồ giả tương tự. Nhưng cuối cùng, Vỹ Đình và những đội viên của cậu ấy đều "làm thật”, “Tôi không muốn mang đạo cụ giả, điều này rất quan trọng.” Cậu ấy nói.
..
Do concert bị hoãn lại, những chiếc trống dụng tâm chuẩn bị cho chuyến lưu diễn được cất lại. Trong hai năm chơi trống, cậu ấy đột nhiên phát hiện ra tính khí của mình trở nên trầm tĩnh hơn khi luyện tập loại nhạc cụ bùng nổ và cần tốc độ này.
Trong khi chơi trống, cậu ấy từng bị mắc kẹt về tốc độ. Hình dung đơn giản, tốc độ được chia thành 1 đến hàng trăm. Nếu muốn chơi một bài với tốc độ 130, dựa trên nền tảng của cậu ấy, chỉ có thể đánh từ 40. Trong suốt một thời gian, cậu ấy bị mắc kẹt ở tốc độ 80, không thể nâng cao được. Cậu ấy mất kiên nhẫn, luyện tập nhiều ngày mà không có tiến triển chút nào.
Chợt đến lúc, cậu ấy phát hiện “Nếu cứ khăng khăng đánh 80 thì cả đời chỉ đánh được 80 thôi. Lúc này phải bình tĩnh quay lại con số 60. Nếu đánh với tốc độ 60 một trăm lần. Đến một ngày, bạn sẽ có thể nhảy trực tiếp qua 80."
"Tôi là người nóng tính và đối với tôi, chơi trống là thử nghiệm tốt nhất. Khi luyện tập không hiệu quả, tôi sẽ quay lại với tốc độ chậm hơn. Một lúc nào đó, bạn sẽ phát hiện, mọi việc liền trôi chảy."
Điều này rất giống học Vịnh Xuân Quyền.
Năm 2013, Trần Vỹ Đình và Tạ Đình Phong cùng nhau đóng phim "Anh hùng cứu hỏa". Lúc đó Tạ Đình Phong thấy cậu ấy lo lắng cho tương lai nên sau khi kết thúc công việc liền dẫn cậu ấy về nhà mình học Vịnh Xuân Quyền. Thông qua Vịnh Xuân Quyền, Tạ Đình Phong chỉ dạy cậu ấy một điều: tập trung.
Anh dạy đàn em nhỏ hơn mình 5 tuổi rằng: "Ở nơi có nhiều người nhất và cũng là nơi dễ bị quấy nhiễu nhất, cậu phải làm việc của mình trong thế giới của riêng mình."
..
Những chiếc trống gác lại - cuối cùng đã được lên sân khấu trong buổi nhạc hội đêm giao thừa của Đài truyền hình Giang Tô. Đối với cậu ấy, đây là một kết quả tốt cho chính mình.
Là chương trình phát sóng trực tiếp nên mỗi tối sau khi quay phim xong, cậu ấy về khách sạn tập luyện, không dám buông lỏng. "Tôi không phải là một tay trống giỏi. Tôi phải luyện tập nhiều giờ mỗi ngày để đảm bảo rằng mình không mắc lỗi trong quá trình phát sóng trực tiếp. Nếu đó là concert của riêng bạn, fan của bạn sẽ dễ tính bỏ qua cho bạn. Nhưng nếu bạn mắc lỗi trong chương trình trực tiếp, thật là xấu hổ. "
Cho đến khi tổng duyệt, cậu ấy vẫn còn mắc lỗi, hai lần cậu ấy tuột tay làm văng dùi trống. "Ngay khi dùi trống bay ra lần nữa, tôi hoảng sợ và không biết phải làm gì."
Điều đáng sợ hơn nữa là do đang quay phim chủ đề cứu hỏa với cường độ cao, chấn thương vùng eo đã tái phát. Sáu ngày trước khi đến buổi biểu diễn chính thức, cậu ấy đã không thể đứng dậy ra khỏi ghế của mình. Trong khi đó, bệnh trật khớp mãn tính làm tay run và đột ngột mất sức.
Ông bạn Tom cho biết, việc một tay trống bị bay dùi trống khi chơi thỉnh thoảng xảy ra. Tuy nhiên, việc cố gắng nắm chặt dùi trống sẽ hạn chế tốc độ của tay. Người chơi trống cần luyện tập thường xuyên.
Ngày 31 tháng 12 đã đến như dự kiến. Đêm đó, chính giữa sân khấu, ánh đèn màu xanh lam chiếu sáng Trần Vỹ Đình cùng dàn trống của cậu ấy. Hôm đó, cậu ấy thực sự không mắc sai lầm, kết thúc một cách xuất sắc.
“Cảnh tượng đó như trông như thế nào?” - Tôi hỏi.
"Tôi không biết, tôi rất tập trung, tôi không nghe thấy tiếng của bất kỳ ai, tôi không nhớ ánh sáng thế nào, không nhớ máy quay ở đâu, tôi chỉ nhớ dùi trống của tôi. Thật đó."
Trong đầu cậu ấy chỉ có một điều, không thể để dùi trống văng đi được.
Tốc độ được đẩy lên 134.
(Trích bài viết trên tạp chí GQ China tháng 2.2022.)
18/02/2022
(phần 3) NGƯỜI TIẾN LÊN BẮC KINH
“Hôm nay thứ mấy thế?
Chủ nhật? Thứ 7? Chủ Nhật?
Anh nghe không rõ, ra dấu cho anh được không?
........
Thật ra, bây giờ anh làm việc tới nỗi đã không nhớ rõ hôm nay là thứ mấy, anh chỉ biết hôm nay rất quan trọng.
Thật ra, từ hôm qua anh đã không ngủ được rồi. Cảm thấy, giấc mơ này, mơ ước từ khi anh còn nhỏ tới bây giờ, một năm nay các em giúp nguyện vọng của anh thành sự thật.
Anh sẽ mãi mãi không quên biển sao này.”
Một fan yêu nhạc đã quay lại phát ngôn của Trần Vỹ Đình trong concert đầu tiên. Trên thực tế, trước khi concert được mở bán vé, Trần Vỹ Đình căng thẳng khác thường, anh không chắc, những fan đó mua vé là vì yêu thích vai diễn, hay là vì thân phận ca sĩ của anh. Toàn bộ vé được bán hết trong vòng 30 giây, đây nằm ngoài dự liệu của anh.
Cũng là ở trạm cuối của chuyến lưu diễn, Trần Vỹ Đình có ý nghĩ: trong thời gian ngắn không muốn tổ chức concert nữa.
“Nói thật, tôi không phải là ca sĩ thuộc phái thực lực. Tôi không phải là người có tỉ lệ phát hành single quá cao. Có thể bọn họ (fan) yêu thích tôi từ phim ảnh của tôi, mới xem concert của tôi. Bạn hiểu ý tôi không?” Anh hỏi tôi.
Trong ca hát và nhảy múa, anh chưa từng từ bỏ cố gắng, cũng dần dần cảm nhận được giới hạn của mình. “Mấy năm nay tôi luôn suy nghĩ, tôi phải làm sao tiến bộ đây?” Trước khi tổ chức concert tiếp theo, anh luôn suy nghĩ xem mình còn có thể thể hiện được cái gì, sau đó anh đã nghĩ đến đánh trống. Anh tìm đến người bạn chơi ban nhạc tên Tom, lên kế hoạch luyện thành công trong một năm, luyện tốt, thì mới tổ chức concert.
Trần Vỹ Đình đã mất một thời gian mới thuyết phục được bạn mình, rằng không phải mình đang nói đùa. Anh cũng không muốn dùng việc đánh trống để làm màu, tỏ vẻ đẹp trai, mà là thật sự muốn chứng minh với fan của mình, một người không có chút nền tảng làm thế nào để đột phá giới hạn bằng sự phấn đấu.
Học trống chuyên nghiệp, trước tiên cần hiểu kết cấu nhịp phách, đọc bản nhạc, hoà vào nhạc, điều khiển tứ chi, thả lỏng cơ bắp, dùng kĩ thuật với nguyên lý cân bằng thích hợp để đánh trống, trong thời gian này, khiến cơ bắp hấp thụ động tác thành ký ức một cách tự nhiên - Còn Trần Vỹ Đình chuẩn bị giảm bớt quá trình hình thành ký ức cơ bắp này. Trong 3 tháng, mỗi ngày Trần Vỹ Đình đánh 12 tiếng đồng hồ - Sự ngừng công trong thời kỳ dịch bệnh đã cho anh thời gian. Ba tháng sau, Tom kinh ngạc, “ Ảnh nói tôi điên rồi, lên kế hoạch cho tôi luyện tập một năm, mà 3 tháng tôi đã hoàn thành rồi.” Trần Vỹ Đình nói một cách tự hào.
Thế là, anh lại không ngừng tập thêm, cuối cùng tăng thời gian solo lên 7-8 phút, “Tới đây tôi mới cảm thấy, tôi có thể tổ chức concert rồi.” Anh gửi clip đánh trống cho nhóm gia đình, hai đứa con trai của anh trai chớp mắt thành fan của anh, anh rất đắc ý. “Tôi học thuộc lời thoại, cũng rất nhanh, có lần học thuộc lời thoại dài hai trang giấy trong vòng vài phút.” Theo như anh ấy, đây cũng chẳng phải là thiên phú, mà là bí quyết mà bản thân anh tổng kết qua nhiều năm - Chuyên tâm.
“Khi tôi tập luyện mỗi một thứ, đều chuyên tâm 100%. Ví dụ như tập gym, rất nhiều người tập gym đều cầm điện thoại - Nếu như vậy, thì bạn không thể từ từ cảm nhận cơ bắp của bạn, không chuyên tâm, hiệu suất của bạn không có cao như thế. Cho nên, mỗi lần tôi tới phòng gym, đều chỉnh đồng hồ reo trong 40 phút, trong 40 phút này, điện thoại bật chế độ không làm phiền, ai gọi đến tôi cũng không nghe.”
Sự chuyên tâm hoàn toàn này, cũng được thể hiện trong vai diễn của anh. Trong bộ phim truyền hình đề tài phòng cháy chữa cháy đang quay gần đây, anh đóng vai một đội trưởng cứu hoả. Nhân vật này cần phải đeo nhiều đạo cụ trên lưng, ví dụ búa, bình khí, những đạo cụ này có trọng lượng kinh người, người bình thường không thể vác nổi. Vốn dĩ tổ đạo cụ đã chuẩn bị cho anh đạo cụ giả, khán giả nhìn bên ngoài sẽ không phân biệt ra. Nhưng cuối cùng, Trần Vỹ Đình cùng toàn bộ đội viên đội cứu hoả đều vác đồ thật. “Tôi không cho phép bất cứ ai gánh đồ giả, cái này rất quan trọng.” Anh nói.
Dù rằng lời mời nhận được đều là phim thần tượng, nhưng Trần Vỹ Đình cũng không định đơn giản đón ý hùa theo sự mong đợi thông thường của khán giả đối với nó. Bộ phim Hộc Châu Phu Nhân chiếu vào năm ngoái, có đội hình rất được khán giả yêu thích. Ở điểm này, cảm xúc nhân vật rất dễ trở thành yếu tố bị khán giả xem nhẹ. Nhưng Trần Vỹ Đình luôn suy nghĩ làm sao để nhân vật của mình vững chắn hơn. Lúc xử lý kết cục, vốn dĩ anh muốn “cho chết luôn”. Anh cảm thấy, trong câu chuyện, đau khổ và trách nhiệm của nhân vật đã tới cực hạn. Có đoàn đội sản xuất phản đối, “nhân vật chết rồi mọi người sẽ sụp đổ”, đoàn đội muốn dùng phương án trung hoà.
Trần Vỹ Đình bèn nhờ đạo diễn giúp anh một việc, quay thêm một cảnh cận cảnh tay của anh rũ xuống, rũ xuống chạm đất. “Lòng tôi nghĩ, người xem còn nghĩ không chết sao?” Cuối cùng đoàn đội đã cho thêm phần đặc sắc bất ngờ, làm cái kết mở, coi như là lưỡng toàn kì mỹ.
Ở thị trường nội địa, Trần Vỹ Đình đã thể hiện năng lực thích ứng và tinh thần đấu tranh kịch liệt có một không hai của những nghệ sĩ HongKong. Cho dù tiếng phổ thông vẫn mang khẩu âm HongKong, lúc ra bài hát,toàn hát bài hát quốc ngữ. “Tôi chỉ hy vọng mọi người cảm nhận được tôi đang nổ lực, hy vọng mọi người đón nhận tôi nhiều hơn.”
Anh đã định cư ở Bắc Kinh nhiều năm, nơi đây là nhà hiện tại của anh. Đôi lúc anh còn nói với bạn thân Dash cũng chuyển đến Bắc Kinh đi. Mặc dù, theo tuổi tác lớn dần, anh phát hiện mình chợt nhớ lại những tiết mục truyền hình xem hồi nhỏ, ví dụ như “Đêm Tối Không Phòng Vệ” của Trương Quốc Vinh, Châu Nhuận Phát của thế kỷ 20, xem họ làm thế nào nói thoả thích trên tiết mục. Đôi khi anh cảm thán, nếu mình có thể quay về thời đại đó, đóng những phim điện ảnh đó, thì sẽ như thế nào.
Thời đại đó đã qua đi, sẽ không quay trở lại. Gần đây, anh đã phát hành một bài hát tiếng Quảng Đông, coi như là đạt tâm nguyện nhỏ. Anh đưa mình về HongKong xưa của thập niên 80 - căn phòng chen chúc, đường hẻm ướt mưa, Trần Vỹ Đình quyến luyến không rời những đạo cụ ở hiện trường. “Tôi quả thực sinh ra trong thời đại đó, nhưng tôi luôn chạm không tới.”
Quan trọng hơn là mãi cho đến bây giờ, dù đã mua nhà ở Bắc Kinh, nhưng phần lớn thời gian, anh cảm thấy giống như sống trên xe di dộng chạy đi khắp nơi làm việc. Năm ngoái, anh bỗng cảm thấy, hình như mình vẫn chưa thật sự quen thuộc thành phố này.
Thế là, anh mua một chiếc xe đạp, trong vài tháng, mỗi ngày ra ngoài đạp xe 2 tiếng đồng hồ. Đôi khi, anh rẽ vào một hẻm nhỏ, ăn tô mình ở quán ven đường, chuyện trò với mấy ông lão trong hẻm. “Họ nói chuyện rất lớn tiếng, uốn lưỡi rất ghê gớm, tôi tưởng giờ mình có thể nghe hiểu tiếng phổ thông rồi, nhưng vừa nói chuyện với họ, vẫn không biết họ nói cái gì.” Anh cười lên.
Anh càng thích đạp xe tới đường Trường An, đi qua Thiên An Môn. Trước đây, anh toàn ngồi xe đi qua mấy con đường đó, anh cảm thấy, nó cách anh rất xa, lại vừa rất gần. “Nhưng mà, tại sao bạn cảm thấy nơi này là nhà của bạn thế?”
Ban ngày, nơi đó rất đông người tụ tập, nhưng sau 12 giờ đêm thì vắng rồi. “Bạn có thê cảm nhận nó ở khoảng cách gần nhất.” Hết lần này tới lần khác anh đạp xe qua Thiên An Môn, trong điện thoại lưu một đống hình. Anh cảm thấy, trái tim của mình đang đánh rơi từng nhịp. “Tôi muốn ở nơi này, đã yêu nơi này.”
Vào một buổi sáng sớm, anh đang chờ đèn đỏ trên đường Trường An, một ông cụ dừng ngay bên cạnh anh, tiếp chuyện với anh.
“Cậu là Trần Vỹ Đình?” Anh gật gật đầu. “Cậu rất nổi tiếng” ông cụ nói.
Ngay sau đó, ông hỏi: “Chiếc xe của cậu bao nhiêu tiền?”
Trần Vỹ Đình đáp: “7000 tệ ạ.” (Thật ra là 8000 tệ, tôi cố tình nói giảm một chút.)
Ông cụ nói một cách tự hào: “Chiếc này của tôi mấy trăm tệ, đạp mấy chục năm rồi.”
Trần Vỹ Đình bỗng cảm thấy “bị đánh một phát”, là kiểu cảm giác hưng phấn.
“Tất nhiên tôi thích xe của mình rồi, nhưng mà, tôi nhìn ông ấy, nhìn thấy câu chuyện mà ông ấy đã trải qua, tôi liền cảm thấy, đó có thể là tôi của mấy chục năm sau. Mấy chục năm sau, nhìn thấy một thanh niên trẻ, kể với cậu ta những trải nghiệm của mình.”
Anh cảm thấy mình rơi xuống đất.
(Còn tiếp …)
------
18/02/2022
(phần 2) - TRÊN VÁCH NÚI THẲNG ĐỨNG TÌM ĐƯỢC TAY NẮM
Năm 2006, Trần Vỹ Đình chính thức debut trong nhóm ba người do công ty Anh Hoàng lập. Song, nhóm này sau hai năm thì giải tán. Lần này, anh không có nản lòng, anh vác balo, chạy đến Mỹ, tự trả tiền học nhảy. Năm 2008, anh học xong trở về nước, công ty ra album cá nhân đầu tiên cho anh, và thành công lấy được nhiều giải thưởng.
Thế nhưng, lúc bấy giờ sức ảnh hưởng của những buổi lễ âm nhạc này đã không còn lớn như trước, thế giới đã sang trang - người ta không còn mua đĩa nhạc nữa, lúc này đã là thiên hạ của nhạc chuông và ca khúc trên mạng. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu lại ập xuống thị trường đầu tư HongKong, ca sĩ vừa nhảy vừa hát như Trần Vỹ Đình cần lượng lớn vũ công nhảy cùng, công ty không thể không giảm bớt đầu tư vào anh. Anh ấy với thu nhập eo hẹp liền chuyển hướng làm người dẫn chương trình và diễn viên.
Có bất kỳ cơ hội casting nào, anh đều đi giành lấy. Chế tác lớn không tới lượt anh ấy, thì anh không ngừng diễn những phim điện ảnh nhỏ, hầu hết là những nhân vật phụ, phản diện. Nhưng anh vẫn luôn khát khao một phim điện ảnh với chế tác lớn thật sự.
Năm 2009, anh đóng vai một viên cảnh sát nhỏ không có tên trong bộ phim “Thiết Thính Phong Vân”. Ngồi trong phòng nghỉ ngơi là Lưu Thanh Vân, Cổ Thiên Lạc, Ngô Ngạn Tổ, Phương Trung Tín, anh “cũng không dám bước chân vào”. Duy nhất một cảnh diễn chung với Cổ Thiên Lạc, Cổ Thiên Lạc vừa ăn cơm, vừa chỉ huy anh khoanh tròn tin tức mới trên báo. Mỗi lần hô action, bàn tay cầm bút của Trần Vỹ Đình không ngừng run rẩy. Cứ như thế, quay cả 20 lần, anh mắt thấy Cổ Thiên Lạc ăn đến nỗi “bụng càng ngày càng phình to”, chỉ có thể liên tục nói xin lỗi, Cổ Thiên Lạc liền an ủi anh. Trải nghiệm lần đó khiến anh cảm thấy nhục nhã.
Lúc đó, thị trường phim ảnh của HongKong cũng bắt đầu sa sút. “Lúc tôi đóng phim, thì thị trường phim ảnh của HongKong đã bắt đầu đi xuống. Khi đó tôi cảm thấy rất mất phương hướng, tôi vẫn chưa đạt đến giai đoạn có năng lực để đóng phim có chế tác lớn, thì đã đến lúc tới cả phim chế tác nhỏ cũng rất khó làm. Tôi thật sự rất sợ, tôi sợ lại quay trở về số 0.”
Và lúc này đây, ở bên bờ bên kia không xa lắm, một cơ hội khả thi khác đang nổi dậy. Năm 2003, Trần Vỹ Đình bỗng nhận được lời mời đóng phim truyền hình ở nội địa. Đó là phim “Thiếu Niên Tứ Đại Danh Bổ”, một nhân vật phụ không tới được, nhà sản xuất phim liền mời anh ấy thay thế. Nhận được điện thoại, anh đã rất đấu tranh. Anh chưa từng đóng phim truyền hình, cũng không có chút khái niệm nào về thị trường nội địa, bên này mặt dù vẫn không chút khởi sắc, nhưng đến một thị trường mới, thì có nghĩa là bắt đầu lại từ số không. Anh không biết đi như vậy có đúng hay không.
Lúc đó, anh đang đóng phim điện ảnh “Anh Hùng Cứu Hoả”, cũng là đóng vai phụ. Lúc anh đang do dự, diễn viên đóng chính Nhậm Đạt Hoa biết được nỗi lo lắng của anh, liền đưa ra lời khuyên chân thành cho người hậu bối trẻ tuổi này. “Anh Hoa nói, anh Phát (Châu Nhuận Phát) cũng từng có lần nói chuyện với anh ấy. Tình huống tương tự, những tiền bối này anh đều gặp qua. Họ tổng kết rằng, làm cái nghề này, kinh nghiệm của sự thành công, chính là nắm chặt mỗi một cơ hội. Nếu như cậu không cần cơ hội này, không sao cả, chẳng có ai trách cậu. Nhưng, nếu hôm nay cậu từ chối nhân vật này, người khác diễn, rồi nổi lên nhờ nhân vật này. Cậu tuyệt đối đừng trách bản thân.”
“Nghe thấy câu này, tôi thật sự không muốn mất đi cơ hội này.” Sau đó, anh đã tới Hoành Điếm. Trong thời gian quay phim “Thiếu Niên Tứ Đại Danh Bổ”, anh cố ý để lại ấn tượng cực kì tốt với nhà sản xuất. “Tôi không thể tốt bình thường, tôi phải cực kì tốt. Mỗi ngày, tôi đều tới sớm hơn bất kì ai, tôi không sợ chờ đợi, tôi hết sức phối hợp.” Sau khi kết thúc bộ phim này, nhà sản xuất gọi cái người mà tới tiếng phổ thông cũng nói không lưu loát này lại, kêu anh ở lại Hoành Điếm thêm nửa năm nữa. Có bộ phim truyền hình tên là “Cổ Kiếm Kỳ Đàm” sắp sửa quay, đang trống một vai “Đại sư huynh”.
Cứ như vậy, anh nhờ vào nhân vật “Đại sư huynh” mà công phá thị trường nội địa. Năm 2014, phim “Cổ Kiếm Kỳ Đàm” nổi lên, truyền thông một dạo dùng “bùng nổ màn ảnh nhỏ” để hình dung về Trần Vỹ Đình. Thay đổi sau một đêm - lần đầu tiên anh phát hiện, có fan đến đón anh ở sân bay. Đám đông khí thế quá mạnh mẽ, anh hoảng loạn trốn trong nhà vệ sinh, lại bị chặn không ra được - Lần đầu tiên anh ấy ý thức được mình cần phải có một trợ lý. Tiếp theo, anh lại được chào đón bởi phim “Lão Cửu Môn” với rating cực hot vào năm 2016, cùng với “Kiếm Hiệp Truyền Kỳ Chiến Thần Kỷ”, “Hoạt Sắc Sinh Hương”, ... những tác phẩm lưu lượng lớn (có lượng khán giả rất lớn), tóm lại, anh ấy nổi tiếng rồi.
Sau khi những bộ phim thần tượng cổ trang, dân quốc có nhiều cảnh đánh võ được phát sóng, hình tượng manly của Trần Vỹ Đình ở hai bờ eo biển được in sâu vào lòng người. Trong phim “Lão Cửu Môn”, tạo hình quân trang của Trần Vỹ Đình rất được truyền thông khen ngợi, làn da rám nắng của anh ấy, mặt cool ngầu và những cảnh đánh võ, đã toát lên sự quyến rũ hiếm thấy từ trên người những nghệ sĩ thần tượng.
Con đường xây dựng hình tượng của Trần Vỹ Đình, đến từ sự lý giải của anh về đàn ông. Đàn ông phải đẹp trai, sự đẹp trai này không chỉ thu hút người khác giới, còn phải trở thành người bảo hộ của nam nữ già trẻ. “Lúc nhỏ, mẹ tôi thường nói làm người phải nói nghĩa khí, bà luôn bắt tôi phải ghi nhớ những hàng xóm từng giúp đỡ chúng tôi.”
“Nói thật, lúc trước tôi quả là nghĩ cũng không dám nghĩ, có một ngày tôi có thể chăm sóc người nhà của mình, có thể khiến họ đi chơi mà không cần lo nghĩ, tôi có thể nuôi sống họ. Bây giờ họ cũng có gia đình riêng của mình rồi, có con rồi, thì tôi càng cảm nhận được có một sứ mệnh trên người mình.”
Trong lúc giải lao chúng tôi trò chuyện, Trần Vỹ Đình luôn quan tâm, chăm sóc mọi người xung quanh. Lúc qua đèn xanh đỏ, anh nhắc tài xế đừng vội. Khi các nhân viên giữ trật tự, anh nhắc họ đừng có thái độ không tốt. Lúc trợ lý phục trang giúp giơ đạo cụ, anh ước lượng đạo cụ rất nặng, luôn ở bên cạnh nhớ thời gian.
“17 tuổi tôi đã vào nghề rồi. Khi tôi vẫn còn đang chờ đợi, thì cảm thấy trên người mình có một giới hạn.” Theo sự mở rộng tên tuổi của anh, đặc biệt là sau khi anh có độ quốc dân cao hơn, “Rất nhiều đôi mắt nhìn chằm chằm vào bạn, bạn phải có trách nhiệm với tất cả mọi người, kì thực bạn không có thời gian giải thoát tuyệt đối.”
“Nhưng mà, tôi cảm thấy mình có một điểm rất hay, tôi có thể tiêu hoá những thứ không tốt, giống như cây hoa bắt ruồi, nó ăn sạch những côn trùng có hại, thải chất khí thân thiện cho thế giới. Tôi tiêu hoá thứ không tốt xong rồi, ngoảnh lại tôi lại rất vui vẻ.”
“Năng lượng của cây hoa bắt ruồi đến từ đâu?” Tôi hỏi.
“Niềm vui của nó bắt nguồn từ chính nó á.”, anh chân thành trả lời, “Bạn cảm nhận thế giới này, bạn lớn lên. Hoa bắt ruồi ăn ruồi, vì nó cần phải ăn những thứ này, nó mới trở nên to lớn.”
Về mặt sức khỏe, anh cũng thực hiện một kỷ luật rèn luyện thể chất hà khắc. Bắt đầu từ lúc 19 tuổi khi anh trai dẫn anh ấy chạy bộ, thói quen vận động của Trần Vỹ Đình được kéo dài tới ngày nay. Ngoài việc giữ ngoại hình đẹp trai ra, vận động đối với anh mà nói là một kiểu để giữ kỷ luật. “Nếu khi bạn không làm việc, cũng giữ được kỷ luật rèn luyện sức khỏe này, bạn làm chuyện gì cũng có thể duy trì được chính mình. Tôi cảm thấy con người cần phải cho cơ thể của mình một giới hạn và ràng buộc, làm người cũng như vậy.”
"Kỷ luật là gì? Nó là một kiểu chạy trên máy chạy bộ trong thời gian dài, có lúc chạy nhanh, lúc mệt chạy chậm. Nhưng trong nghề này, bạn dừng lại thì bạn tiêu rồi."
Trong một ngày chụp hình của chúng tôi, ngoài lúc ăn cơm ra, anh chưa từng ngồi xuống, cộng sự làm việc cùng anh hơn 10 năm nói với tôi, Trần Vỹ Đình có thể tràn đầy năng lượng suốt cả ngày - miễn là không ngồi xuống, anh ấy sợ ngồi xuống sẽ buồn ngủ. “Lúc còn nhỏ tuổi, phát hiện không có cơ hội làm việc, tôi liền trở nên ngày càng suy sụp. Từ lúc anh trai dẫn tôi đi vận động, sau khi ông chủ của công ty nhìn thấy sự thay đổi của tôi cho tôi cơ hội, tôi phát hiện, hóa ra, bạn bỏ ra công sức thì sẽ luôn có người nhìn thấy.”
Mặt khác của câu chuyện là, việc không ngừng bỏ ra công sức cũng mang đến cho cơ thể của Trần Vỹ Đình một chấn thương to lớn. Năm 15 tuổi, do không tiếc bản thân tập nhảy đường phố, lưng của anh bị trẹo, nửa người dưới không cử động nổi, kiểm tra phát hiện xương sụn bị gãy, xương cụt đè lên dây thần kinh. Về sau lúc anh tập gym thì cơn đau lưng lại nặng hơn. Gần đây quay phim truyền hình, gánh nặng chụp hình, quay phim, vết thương lại tái phát, có lúc không thể đứng lên.
Nửa năm gần đây, cánh tay của anh đều ở trạng thái trật khớp kéo dài, cuối cùng bị trật khớp mãn tính, có đôi lúc cánh tay bị trật, bản thân anh cũng không biết, chỉ cảm thấy cánh tay không có sức, rất đau, tay còn không ngừng run rẩy.
Bạn thân nhiều năm Dash thường lo lắng cho tình trạng sức khỏe của Trần Vỹ Đình, nhất là phần lưng và cánh tay của anh ấy. Anh ấy cho rằng, thay vì nói là liều mạng, chi bằng nói Trần Vỹ Đình quá “muốn thuyết phục bản thân”. Lúc tập gym, Trần Vỹ Đình rất dễ khiến cơ thể và cơ bắp chịu gánh nặng đến cực hạn.
Tất cả những điều này chắc chắn là đáng giá. Năm 2016, Trần Vỹ Đình sớm debut với thân phận ca sĩ, cuối cùng ở tuổi 31 có thể tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên trong đời mình.
(Còn tiếp …)
18/02/2022
Trần Vỹ Đình & hành trình trở thành người đàn ông trong lòng mình - Phần 1 (Dịch báo GQ)
“Mỗi khi Trần Vỹ Đình lên sàn đều phải kèm theo những tràn hoan hô và tiếng cười nói, dù là bên ngoài ống kính cũng vậy.
Sáng sớm hôm trước, anh ấy vẫn còn quay phim ở Thâm Quyến, sáng sớm hôm nay, anh đã xuất hiện ở Châu Hải để chụp tạp chí. Xe vừa mới dừng lại, đã nghe thấy một tràng "Wow" thật lớn. Trần Vỹ Đình mặc một chiếc áo màu xanh lá huỳnh quang nhảy xuống xe, khiến các bạn nhân viên xung quanh tỉnh ngủ.
Cảnh quay của chúng tôi nằm ở một khu phố sầm uất. Một bác gái đầu quấn ống lô cưỡi xe đi ngang qua, "Có thể chụp ảnh cùng Trần Vỹ Đình không?". Trần Vỹ Đình nhìn ống kính, pose một thế cực ngầu, cười khoe răng đầy ngọt ngào nói: "Chúc mừng năm mới!". Có em bé nọ ngóc đầu len lén nhìn anh qua ô cửa sổ, anh liền thỉnh thoảng nháy nháy mắt với bé. Cả một ngày dài chụp ảnh và quay video cũng không thể tiêu hao hết nguồn năng lượng tràn trề của anh ấy.
Nào là làm nũng, trêu đùa, khen ngợi... nơi nào có anh, nơi đó vang lên những tràn cười, như những đợt sóng lan truyền từ người này sang người khác bất chấp tuổi tác.
Già trẻ, gái trai đều có thể là fan của Trần Vỹ Đình, điều này cho thấy quốc dân độ (độ phổ biến) của anh.
Là một nghệ sĩ vừa là ca sĩ kiêm diễn viên với hình tượng tích cực và sống rất kỷ luật, anh đã tham gia Xuân Vãn 6 năm liên tiếp. Năm 2021, tác phẩm hot nhất của anh là bộ phim thần tượng cổ trang - Hộc Châu Phu Nhân. Hiện tại, anh đang quay một bộ truyền hình đề tài phòng cháy chữa cháy là "Soi Sáng Em."
Trần Vỹ Đình là một trong số ít nghệ sĩ Hong Kong sau 85 đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Đại lục. Trên thực tế, kể từ khi thời kì hoàng kim của điện ảnh và âm nhạc - Hongkong qua đi, có rất ít nghệ sĩ Hongkong tài năng có thể bật lên ở nội địa. Câu chuyện của anh là câu chuyện về một người đàn ông "vì để trở thành người đàn ông trong lòng mình", để đạt được lý tưởng do mình tạo dựng, đã tự tìm kiếm cho mình lối đi riêng, tự tìm lối thoát ra.
Trần Vỹ Đình sinh năm 1985 ở HongKong, cha mẹ anh là người Vân Phù, Quảng Đông, gia đình 5 người sống trong chung cư Cầu Vồng. "Rất nhiều người sống với nhau, dù diện tích rất nhỏ, nhưng rất vui, khoảng cách giữa người với người rất gần." Anh nhớ lại.
Cuộc sống hạnh phúc chợt dừng lại khi cha anh bị bệnh và qua đời ở tuổi 50. Khi đó Trần Vỹ Đình còn quá nhỏ, cha trong ấn tượng của anh chỉ còn lại hình ảnh "rất cao, rất đẹp trai". Thiếu vắng hình bóng của cha, càng thôi thúc anh tìm kiếm và theo đuổi khí chất đàn ông mãnh liệt. Sau khi bước vào tuổi dậy thì, Trần Vỹ Đình chợt nảy sinh mong muốn tìm kiếm xung quanh mình một hình mẫu đàn ông để học cách trở thành người đàn ông trong lòng đó.
Khi ấy, chị gái anh có một người bạn là lính cứu hoả trên biển, thường dẫn anh đi chơi. Trong trí nhớ của anh, đó chính là hình ảnh "người đàn ông trong lòng mình" đó, biết tập thể hình, biết lướt ván, trong nhà có gì bị hỏng là anh ấy có thể sửa được ngay...
"Người đàn ông" trong lòng anh, cũng sống trong những bộ phim Hongkong thời hoàng kim như Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vỹ, Lưu Đức Hoa - một người đàn ông cần phải có nghĩa khí, cần phải có chí tiến thủ, cần phải thành công, cần phải ôn hoà mà yêu thương người khác. - “Tôi vẫn luôn tìm cách giải mã điểm chung của tất cả những người đàn ông thành công, tôi đây cũng cần phải như vậy."
Mẹ tôi đã phải làm mấy công việc một lúc để nuôi gia đình, có khi còn làm cả bảo mẫu.
Cậu bé Trần Vỹ Đình nghịch ngợm ngày ấy, mỗi khi không làm được bài thi về nhà bị mẹ đánh, mẹ đánh xong thì anh chị thay phiên nhau đánh.
Mẹ thường nói với anh, khi anh còn mặc tã, sữa anh uống đều phải đi vay mượn để mua, mà như vậy là đã rất may mắn rồi - hồi anh chị còn nhỏ ngay cả sữa bột cũng không có mà uống.
Dù cha anh không còn, nhưng gia đình không hề thiếu thốn tình thương. Trong những ngày tháng khó khăn, sự đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình đã tạo nên bến cảng vững chắc chống chọi với sóng gió.
Để tạo điều kiện cho Trần Vỹ Đình ăn học, chị gái đang đi du học đã bỏ cơ hội tốt nghiệp, đi làm kiếm tiền. Chính cuộc sống khó khăn đã dạy cho cậu bé nghịch ngợm một bài học, giúp cậu dần dần trưởng thành. Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, anh vừa học vừa đi bán hàng ở cửa hàng quần áo và cửa hàng bán đồ gia dụng. - "Điều tôi nghĩ lúc đó chính là làm sao (sống) qua được tháng này."
Hiện giờ, giữa anh và người nhà đã hình thành một mối quan hệ, "hễ ai gặp khó khăn, anh đều có thể đánh đổi bằng tính mệnh của mình." Chính tinh thần trách nhiệm này đã thúc đẩy anh không ngừng tiến về phía trước.
Học nhảy là công cụ đầu tiên có thể giúp anh tiến tới thành công. Năm 16 tuổi, anh đã giành được cơ hội nhảy cùng Quách Phú Thành, chương trình được phát sóng trực tiếp, kết quả ống kính không quay đến anh, anh đã tủi thân mà khóc.
Vì sao phải khóc? Thích nhảy, mày cũng đã làm được rồi mà - anh tự hỏi chính mình. Sau đó anh phát hiện, điều mình muốn nhất chính là nhảy trước ống kính.
Phải được đứng ở trung tâm sân khấu, anh nhất định phải cầm được chiếc mic ở trung tâm sân khấu đó.
Năm 17 tuổi anh tham gia cuộc thi tuyển chọn tài năng trẻ người Hoa toàn cầu, đoạt được giải nhất, được công ty Anh Hoàng kí hợp đồng. Vì để được debut, anh đã từ bỏ cơ hội sang nước ngoài du học mà gia đình đã rất khó khăn mới chuẩn bị được cho mình.
Trong năm kí hợp đồng đầu tiên, anh phụ trách cắt báo ở văn phòng của Anh Hoàng, cắt những tin tức của các nghệ sĩ trên báo ra. Vài năm trôi qua, ý chí anh dần dần bị mài mòn, mãi đến ngày nọ, sau khi anh trốn nhà đi nhiều ngày, anh trai anh đã phải liên hệ với rất nhiều người và tìm được anh.
Khi họ gặp nhau, Trần Vỹ Đình đã rất căng thẳng, nhưng anh trai anh lại khóc - anh ấy cảm thấy anh ấy không quan tâm và chăm sóc tốt cho em trai.
Sáng hôm sau, anh trai anh đã gọi anh dậy, dẫn anh đi tập thể dục, sau đó móc hết tiền trong túi ra khoảng 7.000 tệ, đăng kí cho em trai một khoá tập thể hình, đó là tiền lương 1 tháng của anh ấy.
Lúc đó, anh ấy bắt đầu cùng Trần Vỹ Đình chạy bộ. Vì tim anh ấy không khoẻ nên anh ấy vừa chạy vừa mang theo máy đo huyết áp và nhịp tim. Trần Vỹ Đình biết, điều mà anh ấy muốn anh nhìn thấy là - Anh ấy có thể làm được thì anh cũng có thể làm được.
Anh đã tìm lại được động lực cho mình lần nữa. Từ ngày đó, anh kiên trì chạy bộ mỗi ngày, đồng thời ghi danh vào một lớp học nhảy và hát. Một năm rưỡi sau, anh cuối cùng cũng có cơ hội.
Sau này, trong phỏng vấn của Hoắc Vấn Hi, cô ấy kể lại với chúng tôi, cô ấy thường xuyên nhìn thấy Trần Vỹ Đình ở văn phòng, cô ấy nhìn thấy trong mắt của chàng trai trẻ này mong muốn thành công mãnh liệt, nhưng cậu ấy vừa trắng lại vừa gầy, đứng lẫn trong đám đông khó thu hút. Trong công ty mỗi năm có rất nhiều người mới, nhưng nguồn lực lại có hạn. “Không thể tạo ra nhiều người như vậy".
Về sau, có một kỳ nghỉ hè nọ, cô ấy đột nhiên gặp một người đàn ông "cường tráng rám nắng", cô ấy bèn hỏi người bên cạnh: "Đó là ai vậy?" Sau đó mới phát hiện là Trần Vỹ Đình. - "Sau đó tôi đã nói, vào đi vào đi, tôi và cậu ấy nói chuyện phát hiện hiện tình trạng của cậu ấy rất tốt." Cô ấy quyết định giúp anh ấy ra bài hát.
Cậu bé đã trưởng thành.
——-
To be continue….
Link phần 2
https://www.facebook.com/100044223324165/posts/518178729666233/?d=n
Link phần 3
https://www.facebook.com/100044223324165/posts/518463109637795/?d=n
Link phần 4
https://www.facebook.com/100044223324165/posts/518819112935528/?d=n
Address
Website
Alerts
Be the first to know and let us send you an email when Đúp liu Xi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.
Shortcuts
- Address
- Alerts
- Videos
- Claim ownership or report listing
-
Want your museum to be the top-listed Museum?